Chỉ số EQ, IQ là gì? Sự khác biệt giữa EQ và IQ
I. Chỉ số EQ là gì?
EQ là viết tắt tiếng Anh của Emotional Quotient, hay được hiểu là trí tuệ cảm xúc (hoặc chỉ số cảm xúc) là khả năng hiểu, sử dụng và quản lý cảm xúc của chính bạn để giảm bớt căng thẳng, giao tiếp hiệu quả, đồng cảm với người khác, vượt qua thử thách và xoa dịu xung đột. Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó.
Những người có EQ cao thường là những người có khả năng chịu được áp lực, bình tĩnh trước mọi tình huống, biết cách ứng xử trước mọi người. Bên cạnh đó họ còn là người giàu tình cảm, biết tiết chế cảm xúc của bản thân và dễ thông cảm với người khác. Những ai có chỉ số EQ cao có cơ hội thành công trong cuộc sống xã hội hơn là trong trường học, nó giúp họ xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn, đồng thời đạt được các mục tiêu nghề nghiệp và cá nhân đã đặt ra.
EQ là viết tắt tiếng Anh của Emotional Quotient, hay được hiểu là trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc thường được xác định bởi bốn thuộc tính:
Quản lý bản thân - Bạn có thể kiểm soát cảm xúc và hành vi bốc đồng, quản lý cảm xúc của mình theo những cách lành mạnh, chủ động, tuân thủ các cam kết và thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi.
Tự nhận thức - Bạn nhận ra cảm xúc của chính mình và cách chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của bạn. Bạn biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, và có sự tự tin.
Nhận thức xã hội - Bạn có sự đồng cảm. Bạn có thể hiểu được cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác, nắm bắt các tín hiệu cảm xúc, cảm thấy thoải mái về mặt xã hội và nhận ra động lực quyền lực trong một nhóm hoặc tổ chức.
Quản lý mối quan hệ - Bạn biết cách phát triển và duy trì các mối quan hệ tốt, giao tiếp rõ ràng, truyền cảm hứng và ảnh hưởng đến người khác, làm việc nhóm tốt và quản lý xung đột.
II. Chỉ số IQ là gì?
IQ là viết tắt tiếng Anh của Intelligence Quotient, hay được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người. IQ là thước đo khả năng suy luận, mức độ một người nào đó có thể sử dụng thông tin và logic để trả lời câu hỏi hoặc đưa ra dự đoán. Các bài kiểm tra IQ bắt đầu đánh giá chỉ số thông minh bằng cách đo trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Họ cũng đo lường mức độ mọi người có thể giải các câu đố và nhớ lại thông tin họ đã nghe và tốc độ ra sao. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy, phản xạ, nhanh nhạy và ngược lại.
IQ là viết tắt tiếng Anh của Intelligence Quotient, hay được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người
Đối với người bình thường chỉ số IQ sẽ là từ 85 - 115. Chỉ một phần nhỏ những người có chỉ số IQ rất thấp (dưới 70) hoặc IQ rất cao (trên 130). Khi có IQ cao, người đó sẽ sở hữu một trí tuệ vô cùng tuyệt vời, họ có thể giải quyết được những vấn đề hóc búa trong cuộc sống mà không phải ai cũng làm được. Vì vậy những ai có chỉ số IQ cao rất dễ để thành công trong học tập và sự nghiệp.
III. Sự khác biệt giữa IQ và EQ
EQ là thước đo chỉ số trí tuệ cảm xúc của con người. Khả năng của người sở hữu EQ cao là biết nhận định, kiềm chế chính xác cảm xúc của mình và mọi người xung quanh. Nhờ vào khả năng quản lý tốt cảm xúc nên người EQ cao có đời sống rất lạc quan và chịu được áp lực cực kì tốt.
Công việc thích hợp dành cho họ là: Nhà văn, nhà triết học, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, quản lý nhân sự, lãnh đạo,... Vì những công việc này cần sự kiên nhẫn và định hướng được cho người khác. EQ cao đồng nghĩa với việc họ sống tình cảm, luôn thấu hiểu, giúp đỡ mọi người xung quanh và được nhiều người yêu mến, kính trọng.
EQ cao đồng nghĩa với việc họ sống tình cảm
IQ là chỉ số thông minh của một người, là thước đo đánh giá trí tuệ của người đó. Những ai sở hữu IQ cao sẽ có đầu óc vô cùng sáng tạo, do họ có lối tư duy vô cùng logic, trí nhớ tuyệt vời, vì vậy mà những người IQ cao có thể tiếp thu và ghi nhớ mọi thứ rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.
Công việc thích hợp dành cho họ là: Nhà khoa học, bác học, nghiên cứu toán học, bác sĩ, kỹ sư, lập trình viên,... vì những công việc này phải cần tư duy logic mới có thể làm được.
Người IQ cao làm những công việc phải cần tư duy logic mới có thể làm được
IV. IQ và EQ yếu tố nào quan trọng hơn?
Nhiều người cho rằng, chỉ số IQ được coi là yếu tố quyết định chính của sự thành công. Những người có chỉ số IQ cao được cho là được định sẵn cho một cuộc sống hoàn thiện và thành tựu, và các nhà nghiên cứu đã tranh luận xem trí thông minh là sản phẩm của gen hay môi trường (tranh luận về bản chất so với nuôi dưỡng).
Tuy nhiên, một số nhà phê bình bắt đầu nhận ra rằng trí thông minh cao không đảm bảo cho sự thành công trong cuộc sống. Nó cũng có lẽ là một khái niệm quá hẹp để có thể bao gồm đầy đủ phạm vi rộng lớn của khả năng và kiến thức của con người.
Chỉ số IQ vẫn được công nhận là một yếu tố quan trọng của sự thành công, đặc biệt là khi nói đến thành tích học tập. Những người có chỉ số IQ cao thường học tốt ở trường, thường kiếm được nhiều tiền hơn và có xu hướng khỏe mạnh hơn.
IQ và EQ yếu tố nào quan trọng hơn
Nhưng ngày nay, các chuyên gia công nhận rằng chỉ số IQ không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành công trong cuộc sống. Thay vào đó, nó là một phần của một chuỗi ảnh hưởng phức tạp - một mảng bao gồm trí tuệ cảm xúc. Nhiều công ty hiện bắt buộc đào tạo trí tuệ cảm xúc và sử dụng các bài kiểm tra EQ như một phần của quá trình tuyển dụng.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những cá nhân có tiềm năng lãnh đạo mạnh mẽ cũng có xu hướng thông minh hơn về mặt cảm xúc, cho thấy rằng chỉ số EQ cao là một phẩm chất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
Như vậy EQ và IQ đều là hai yếu tố quan trọng và cần thiết đối với một con người. Theo các chuyên gia, để trở thành một người thành công thực sự, chúng ta cần đến 80% EQ và 20% của IQ. Chỉ số IQ cao sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình tư duy, tính toán một cách chính xác. Và chỉ số EQ cao giúp chúng ta bình tĩnh đưa ra những quyết định có tầm nhìn xa hơn, mang lại lợi ích chung. Khi đi xin việc nếu sở hữu IQ cao sẽ giúp bạn dễ dàng được nhận. Nhưng để làm việc được lâu dài, có khả năng thăng tiến thì chúng ta phải cần đến EQ.
Vậy nên không thể nói rằng IQ hay EQ quan trọng hơn, mà chúng ta cần biết cân bằng và tư duy đúng khi nào nên vận dụng IQ và khi nào cần EQ. Điều này sẽ giúp bạn trở nên hoàn thiện và thành công hơn trong cuộc sống.
V. Các chỉ số khác
Ngoài chỉ số EQ và IQ thì chúng ta còn có 6 chỉ số khác cũng rất cần thiết trong cuộc sống và nói nên năng lực của mỗi người là khác nhau. 6 chỉ số đó là:
1. AQ - Chỉ số vượt nghịch cảnh
AO - là viết tắt tiếng Anh của Adversity Quotient, chỉ số đo lường khả năng của một người đối phó với những nghịch cảnh trong cuộc sống của họ. Họ có trí tiến thủ, kiên trì, chịu đựng được gian khó. Nhờ vào những đức tính này nên người có AQ cao có khả năng thăng tiến, dễ thành công trong tương lai.
2. CQ - Chỉ số sáng tạo
CQ - là viết tắt tiếng Anh của Creative Intelligence. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Chỉ số sáng tạo. Chỉ số sáng tạo cao, chứng tỏ người đó có tư duy, lối suy nghĩ rất sáng tạo và khác biệt, dễ trở thành người đi đầu xu hướng, không bị tụt hậu ở bất cứ thời nào nên rất có tiềm năng phát triển.
3. SQ - Chỉ số xã hội
SQ - là viết tắt tiếng Anh của Social Quotient. Khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Chỉ số xã hội. Chỉ số xã hội cao, người đó có các phương thức ứng phó trong công việc để phù hợp với nhu cầu xã hội, mang lại hiệu quả cao.
Chỉ số xã hội cao, người đó có các phương thức ứng phó trong công việc để phù hợp với nhu cầu xã hội, mang lại hiệu quả cao
4. MQ - Chỉ số đạo đức
MQ - là viết tắt tiếng Anh của Moral Quotient. Mọi người thường đánh giá đạo đức của một người qua hành động của họ. Chỉ số đạo đức được đề cao là vấn đề không cần bàn cãi vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ “có đức có tài” cũng đi liền với nhau.
5. SQ - Chỉ số biểu đạt ngôn ngữ
SQ - là viết tắt tiếng Anh của Speech Quotient. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân. Khi biết biểu đạt ngôn ngữ chính xác và nhạy bén bạn rất dễ để thành công.
6. PQ - Chỉ số đam mê
PQ - là viết tắt tiếng Anh của Passion Quotient. Bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số đam mê . Sở hữu PQ cao, bạn sẽ yêu thích một lĩnh vực nào đó, dốc toàn bộ thời gian và sức lực của mình để theo đuổi đam mê và từ đó sẽ dễ đạt được thành công.
Theo TGDD